Kiến thức kỹ năng
Vì sao ngành Quản trị Kinh doanh thu hút thí sinh?
Những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng lớn. Điều này đã thúc đẩy đến sự phát triển của rất nhiều nhóm ngành, đặc biệt là ngành Quản trị Kinh doanh bởi ngày càng xuất hiện nhiều doanh nghiệp trên thị trường Việt đặc biệt là sự góp mặt của nhiều doanh nghiệp nước ngoài, từ đó kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực Quản trị Kinh doanh cũng ngày càng tăng. Bởi vậy, dễ hiểu vì sao Quản trị Kinh doanh luôn là một trong những ngành có sức hút hấp dẫn, được nhiều bạn trẻ đăng ký theo học ngay cả khi có rất nhiều ngành mới liên tục ra đời.
Dưới đây là một số lý do giải mã vì sao ngành Quản trị Kinh doanh thu hút thí sinh đến vậy:
Nhu cầu nguồn nhân lực “khủng”
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019 có khoảng 140 nghìn doanh nghiệp mới. Con số này vẫn tiếp tục tăng thêm 9163 doanh nghiệp trong những tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, số sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh ra trường hàng năm lại chưa đáp ứng được so với nhu cầu nguồn nhân lực mà các doanh nghiệp cần nên dẫn đến tình trạng ngành này luôn thiếu hụt nhân sự.
Các doanh nghiệp liên tục đăng tin tuyển dụng nhân sự lĩnh vực Quản trị Kinh doanh và để thu hút nhân tài, doanh nghiệp còn đưa ra rất nhiều chính sách ưu đãi cũng như mức lương hấp dẫn.
Bởi vậy, khi lựa chọn theo học ngành Quản trị Kinh doanh, các bạn trẻ hầu như không phải lo về vấn đề “thất nghiệp”, thậm chí sau khi tốt nghiệp còn có rất nhiều sự lựa chọn về việc làm phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
Ngành Quản trị Kinh doanh Duy Tân
Theo khảo sát ở Đại học Duy Tân (Đà Nẵng), ngành Quản trị Kinh doanh Duy Tân luôn là một trong những ngành thu hút được một lượng lớn sinh viên theo học và số lượng đó còn tăng theo từng năm.
Tỉ lệ sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh của Đại học Duy Tân có việc làm sau khi tốt nghiệp đạt trên 95,6% – một con số khá ấn tượng. Nhiều người trong số đó hiện nắm giữ những vị trí chủ chốt trong bộ phận kinh doanh của các doanh nghiệp.
Điều này không chỉ cho thấy sức hút của ngành Quản trị Kinh doanh tại Đại học Duy Tân mà phần nào còn phản ánh được chất lượng đào tạo của ngành này tại Đại học Duy Tân. Bên cạnh đó, Đại học Duy Tân đã triển khai xét tuyển ngành Quản trị Kinh doanh văn bằng 2 hệ chính quy nhằm để tạo điều kiện cho những bạn muốn học thêm ngành Quản trị Kinh doanh ngoài ngành chính mà mình đang học hoặc những bạn muốn có thêm bằng 2 ngành này theo hệ chính quy. Xem chi tiết cụ thể thông tin Tại đây.
Một ngành học – đa nghề nghiệp
Trên thực tế, có rất nhiều bạn trẻ chưa hiểu rõ được học ” Quản trị Kinh doanh học gì và ra trường sẽ làm gì?” Đây là một ngành rất thích hợp cho những bạn trẻ năng động, sáng tạo.
Theo tìm hiểu trên website của Đại học Duy Tân, sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh sẽ được cung cấp một hệ thống kiến thức nền tảng về quản trị doanh nghiệp, các chiến lược kinh doanh, các kiến thức quản trị doanh nghiệp,… và hỗ trợ tích lũy thêm các kiến thức nghiệp vụ kinh doanh thông qua các kiến thức về thu thập thông tin, phân tích lập kế hoạch quản trị,… nhằm duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
Hoàn thành khóa học, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh sẽ có được các kỹ năng nghề nghiệp như:
- Lập kế hoạch kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Thực hiện công tác quản trị nguồn lực đạt đến mục tiêu của doanh nghiệp.
- Phân tích, hoạch định tài chính và huy động vốn cho doanh nghiệp.
- Thực hiện công tác quản trị nhân lực trong sự phối hợp với các hoạt động sản xuất, Marketing và các hoạt động khác của Doanh nghiệp.
- Thực hiện hoạt động giao tiếp, đàm phán với các đối tác trong và ngoài nước.
- Hòa nhập nhanh, phối hợp tốt trong công việc.
- Xây dựng và quản lý nhóm trong các hoạt động của Doanh nghiệp.
Nhìn chung, với tấm bằng Quản trị Kinh doanh do Đại học Duy Tân cấp, sinh viên sẽ tự tin đảm nhiệm công tác quản lý các hoạt động thương mại tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng, giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng,… và đặc biệt là có khả năng khởi nghiệp, tự lập doanh nghiệp riêng của bản thân, tạo cơ hội việc làm cho những người khác.
Pingback: Ngành Quản trị Kinh doanh có nhược điểm không?