Điểm yếu của ngành Quản trị Kinh doanh là gì?

Trong những năm trở lại đây, nền kinh tế hội nhập được mở rộng và phát triển, xu hướng các doanh nghiệp nước ngoài lần lượt đầu tư vào thị trường Việt Nam để tìm kiếm các nhà quản trị. Do đó mà nhu cầu cung ứng nguồn nhân lực lao động trong ngành ngày càng tăng cao. Vì thế, ngành Quản trị Kinh doanh là ngành nghề không lo “hết thời”. Ưu điểm tốt là vậy, nhưng điểm yếu của ngành Quản trị Kinh doanh

Nhược điểm của ngành Quản trị Kinh doanh
Điểm yếu của ngành Quản trị Kinh Doanh là gì?

Nó có khó khăn đối với bạn khi theo đuổi hay không? Cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Sơ lược về ngành Quản trị Kinh doanh

Ngành Quản trị Kinh doanh được hiểu là việc thực hiện các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh, để duy trì và phát triển việc kinh doanh của một doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống và tối đa hóa việc điều hành các tập đoàn lớn hay doanh nghiệp độc lập.

Điểm yếu của ngành Quản trị Kinh Doanh là gì?

Không phải cứ nhìn thấy ưu điểm của ngành Quản trị Kinh doanh này mà không quan tâm tới điểm yếu của nó. Trước khi quyết định theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh, bạn phải tìm hiểu những nhược điểm trong ngành để làm hành trang cho con đường sự nghiệp của mình trong tương lai.

Dưới đây là những điểm yếu được đưa ra cho bạn tham khảo:

  • Áp lực cao

Học ngành Quản trị Kinh doanh phải chịu áp lực cao
Áp lực được ưu tiên hàng đầu nếu bạn quyết định học ngành này

Lý do được ưu tiên hàng đầu nếu bạn quyết định học ngành này. Nếu bạn không có khao khát mãnh liệt, đam mê chinh phục hay bạn nghĩ rằng nó nhàm chán so với các chuyên ngành khác thì ngành này sinh ra không dành cho bạn.

  • Yêu cầu người học chăm chỉ, thực hành bài học

Trong quá trình học trên trường có thể học lan man nhiều kiến thức và không đủ thời gian để học, để nắm vững kiến thức nếu không được thực hành ở các dự án thực tế ngay sau khi học xong.

  • Yêu cầu người học chủ động xử lý tình huống

Vì ngành học đào tạo những người có khả năng làm việc độc lập, quản lý cả một doanh nghiệp nên việc chủ động xử lý tình huống được yêu cầu cao đối với sinh viên khi theo học.

  • Nhiều sự lựa chọn đưa ra, không biết lựa chọn nào?

Vì là một ngành học rộng, được đào tạo cho nhiều lĩnh vực khác nhau nên bạn phân vân không biết nên chọn ngành học nào là phù hợp với mình.

  • Chấp nhận rủi ro thất nghiệp

Quản trị Kinh doanh là một ngành học rộng, khả năng chuyên sâu không được cung cấp đầy đủ. Bên cạnh đó, nếu bạn không có kinh nghiệm, không có kỹ năng tay nghề hay công ty không cần nhiều nhân sự, tỷ lệ chọi khi xin việc thì có khả năng thất nghiệp cao. Vì vậy, trước khi lựa chọn để theo đuổi, bạn nên cân nhắc suy nghĩ về vấn đề này.

Chấp nhận rủi ro thất nghiệp cao
Chấp nhận rủi ro thất nghiệp cao
  • Có quá nhiều trường đào tạo sinh viên Quản trị Kinh doanh

Học ngành này thì dễ nhưng để tạo khác biệt so với hàng trăm sinh viên khác cùng ngành là điều không dễ dàng. Nếu bạn không có sự khác biệt, khả năng cạnh tranh khi xin việc là không cao.

Nhìn chung, để theo đuổi ngành Quản trị Kinh doanh có thể không dễ dàng đối các bạn sinh viên nhưng nếu bạn cố gắng thì cũng sẽ “gặt hái” được thành quả do mình tạo ra trong tương lai. Học ngành này cực kỳ linh động và nó có thể đưa bạn đến con đường sự nghiệp mà bạn muốn. Vậy những điểm yếu này có thực sự cản trở bạn chinh phục ước mơ không? Đó là do bạn quyết định.