Học Quản trị Kinh doanh có dễ thất nghiệp không?

Trước ngưỡng cửa quan trọng khi lựa chọn nghề nghiệp tương lai, nhiều sĩ tử và các bậc phụ huynh thường băn khoăn rằng liệu mình lựa chọn theo học ngành Quản trị Kinh doanh có thất nghiệp không khi số lượng cử nhân ngành này ra trường đã quá nhiều. Vậy thực tế người học ngành Quản trị Kinh doanh có khó xin việc hay không? Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm một số thông tin cơ bản hi vọng sẽ góp phần giúp bạn có những quyết định đúng đắn hơn!

Nhà tuyển dụng nói gì?

Trước sự biến động liên tục và mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, không chỉ nhân sự ngành Quản trị Kinh doanh mà hầu như tất cả các ngành khác đều bược phải thay đổi để thích nghi với môi trường kinh doanh và môi trường làm việc đổi khác qua từng ngày.

Thực tế cho thấy rằng, nhu cầu nhân sự của ngành Quản trị Kinh doanh chưa bao giờ thôi “hot” nhưng không phải sinh viên ngành này ra trường cũng có thể đáp ứng tốt những yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Phần lớn doanh nghiệp phải tự bỏ “tiền túi” ra để đào tạo lại nhân sự mới tuyển dụng do quá thiếu kinh nghiệm thực tế, không thể làm việc ngay. Đa số sinh viên sau khi ra trường đều được nhà tuyển dụng đánh giá còn non nớt không chỉ về kiến thức và còn cả kỹ năng như: thái độ làm việc, kỹ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ, giao tiếp,…

Cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế

Toàn cầu hóa mở ra nhiều thách thức và cơ hội đi kèm cho mọi ngành nghề đồng thời tạo ra nhiều cơ hội việc làm trong môi trường quốc tế khi các công ty quốc tế mở ra ngày càng nhiều.

Để thích ứng nhanh với môi trường làm việc quốc tế có sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau thì việc trang bị vững vàng ngoại ngữ và các kỹ năng “mềm” là yêu cầu “tối quan trọng” của Quản trị Kinh doanh. Bảng điểm dẹp có thể là một lợi thế nhưng nhà tuyển dụng sẽ rất coi trọng và ấn tượng mạnh với những ứng viên có hiểu biết xã hội rộng, xử lý vấn đề thông minh, linh hoạt trong những tình huống bất ngờ.

Làm gì để luôn được các doanh nghiệp săn đón

Để có nhiều cơ hội lọt vào “mắt xanh” của nhà tuyển dụng, ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh nên đào sâu những kiến thức chuyên ngành như: quản trị nhân sự, quản trị marketing, quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính,… Và đừng quên làm đầy “túi” hành trang kỹ năng cần thiết như: làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông, đàm phán,…

Với những kiến thức nền tảng về chuyên môn kết hợp với việc linh hoạt xử lý các tình huống trong thực tế công việc thì bạn hoàn toàn có thể tự tin nhận nhiều cơ hội nghề nghiệp phong phú và đa dạng xung quanh mình.