Kiến thức kỹ năng
Ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế là gì? Học gì ở ngành này?
Trong thời điểm hiện tại, khi hoạt động hội nhập quốc tế đã không còn bó buộc trong phạm vi khu vực mà đã mở rộng ra toàn cầu thì ngành Ngoại thương trở thành ngành học thời thượng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Vậy ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế học những gì? Cơ hội việc làm của ngành này ra sao? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế là gì? Học gì ở ngành này?
Ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế (còn được gọi là ngành Ngoại thương) là ngành học cung cấp cho sinh viên hệ thống kiến thức về tài chính, tiền tệ quốc tế, kinh doanh quốc tế, các nghiệp vụ liên quan đến xuất nhập khẩu,… nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp.
Khi học ngành Ngoại thương tại Đại học Duy Tân, các bạn sẽ được cung cấp những kiến thức chuyên môn chính như: Kinh tế quốc tế; kinh tế quản lý; nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu; kiến thức kinh doanh quốc tế: Marketing, đầu tư, bảo hiểm, luật kinh doanh, thương mại điện tử, thuế, hải quan, hoạch định chiến lược kinh doanh quốc tế,…
Theo học ngành Ngoại thương tại Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng then chốt trong nghề
Kỹ năng cho sinh viên ngoại thương
Bên cạnh đó, khi theo học ngành Quản trị Kinh doanh Quốc tế (Ngoại thương) tại Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng then chốt trong nghề như:
- Thu thập và xử lý thông tin, phân tích các sự kiện kinh tế trong nước và quốc tế;
- Lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch xuất nhập khẩu;
- Thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế;
- Quản lý và điều hành các công việc về hợp đồng kinh tế xuất nhập khẩu;
- Các công việc liên quan đến nghiệp vụ xuất nhập khẩu như giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, hải quan, kiểm định hàng hóa, nghiên cứu thị trường,…
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Kinh doanh quốc tế làm gì?
Sau khi hoàn thành chương trình học tập tại trường, cử nhân ngành Ngoại thương của Đại học Duy Tân có thể tiếp cận những cơ hội việc làm hấp dẫn như:
- Chuyên viên tại các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu.
- Nhân viên tại các cảng xuất nhập khẩu, bộ phận xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu.
- Chuyên viên các phòng kinh doanh, phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu của các đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Chuyên viên tại các văn phòng đại diện, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng ngoại thương.
- Chuyên viên tại các cơ quan ban ngành quản lý ngoại thương và xuất nhập khẩu,…
Việc lựa chọn ngành học cho bản thân không phải là một điều dễ dàng bởi vì nó có thể làm ảnh hưởng đến sự nghiệp trong tương lai của bản thân. Nhưng nếu bạn yêu thích và đam mê với ngành Ngoại thương thì “không gì là không thể”. Vì vậy, mọi quyết định là do bạn. Chúc bạn thành công với sự lựa chọn của mình!
Pingback: Ngành Ngoại thương - Kinh nghiệm cho sinh viên khi theo học