Tìm hiểu ngành Kinh doanh Thương mại

Có nên học ngành kinh doanh thương mại không?

Trong bối cảnh hoạt động thương mại ngày càng mở rộng khắp nơi trên thế giới thì việc ngày càng nhiều các bạn trẻ lựa chọn học chuyên ngành Kinh doanh Thương mại là một lựa chọn hợp lý. 

Theo học ngành Kinh doanh Thương mại, sinh viên sẽ được trang bị hệ thống kiến thức chuyên môn và kỹ năng về nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, marketing, PR,… Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được học các kiến thức chuyên môn về quản lý khâu tồn kho hay khảo sát mua hàng,… đảm bảo cân đối sản phẩm để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

Theo học ngành Kinh doanh Thương mại là một lựa chọn hợp lý trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đang được mở rộng và liên kết khắp nơi trên thế giới

Không chỉ chú trọng đào tạo kiến thức nền cho người học, ngành kinh doanh thương mại của Đại học Duy Tân còn đào tạo chuyên sâu cho sinh viên lý thuyết tài chính – tiền tệ, Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế, marketing công nghiệp, thanh toán quốc tế, thương mại điện tử, quản trị chuỗi cung ứng, Luật hợp đồng quốc tế, quản trị dự án đầu tư,… Sinh viên theo học Kinh doanh Thương mại tại Đại học Duy Tân sẽ được tiếp cận với các chương trình đào tạo chất lượng cao là kết quả của quá trình hợp tác quốc tế lâu năm với ĐH bang Pennsylvania (PSU) – 1 trong 50 đại học hàng đầu thế giới về quản trị – du lịch cũng như 1 trong 5 đại học công lập lớn nhất Mỹ, để triển khai các chương trình quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính-ngân hàng, du lịch khách sạn và du lịch nhà hàng.

Sinh viên theo học ngành Kinh doanh Thương mại nên trang bị những kỹ năng “mềm” then chốt để tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc thực tế
Sinh viên theo học ngành Kinh doanh Thương mại nên trang bị những kỹ năng “mềm” then chốt để tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc thực tế

Học ngành kinh doanh thương mại ra trường làm gì?

Ngoài hệ thống kiến thức chuyên môn, sinh viên theo học ngành Kinh doanh Thương mại nên trang bị những kỹ năng “mềm” then chốt để tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc thực tế tại các doanh nghiệp như: 

– Kỹ năng ngoại ngữ, tin học, làm việc với máy tính

– Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc theo nhóm.

– Kỹ năng thuyết trình, đàm phán.

– Kỹ năng lập kế hoạch, quản lý thời gian,…

Sau khi tốt nghiệp, cử nhân ngành Kinh doanh Thương mại có thể làm việc tại nhiều vị trí, cụ thể: 

– Nhân viên kinh doanh

– Chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu,

– Chuyên viên bộ phận thu mua,

– Chuyên viên chăm sóc khách hàng tại các doanh nghiệp sản xuất, 

– Chuyên viên marketing,… cho các doanh nghiệp hoạt động trong nước và các doanh nghiệp có liên kết với nước ngoài.

 

Bình luận ở “Tìm hiểu ngành Kinh doanh Thương mại

  1. Pingback: Triển vọng của ngành Kinh doanh Thương mại trong tương lai

Đã đóng bình luận