Mức thu nhập ngành Kinh doanh Thương mại

Nhiều bạn trẻ yêu thích làm việc trong ngành Kinh doanh Thương mại nhưng chưa hiểu rõ những thông tin liên quan về ngành cũng như mức thu nhập sau khi tốt nghiệp. Bài viết dưới đây phần nào giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về mức thu nhập của ngành Kinh doanh Thương mại để có những quyết định phù hợp với năng lực và mong muốn của bản thân về nghề nghiệp trong tương lai.

Mức thu nhập ngành Kinh doanh Thương mại
Mức thu nhập của ngành Kinh doanh Thương mại là bao nhiêu?

Ngành Kinh doanh Thương mại là gì? Học gì ở ngành này?

Trước bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các hoạt động kinh doanh thương mại đang diễn ra ngày càng sôi động, mạnh mẽ; mang đến nhiều cơ hội phát triển đất nước thì ngành Kinh doanh Thương mại là một trong những lựa chọn hợp lý cho những bạn trẻ tự tin, năng động, thích tiếp xúc với khách hàng; có đam mê học tập và làm việc trong khối ngành kinh tế.

Khi theo học chuyên ngành Kinh doanh Thương mại Đại học Duy Tân, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng quản trị lực lượng bán hàng, tổ chức và điều hành hoạt động bán lẻ, nắm được tâm lý và hành vi mua của khách hàng đồng thời được tiếp cận các kiến thức về marketing, nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh, phân tích tài chính… để có thể hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả nhất.

Công thức tính lương riêng của mỗi cá nhân tùy theo vị trí công việc đảm nhận
Khi làm việc tại các doanh nghiệp, tùy từng vị trí công việc sẽ có công thức tính lương riêng cho mỗi vị trí của cán bộ, nhân viên

Bên cạnh đó, người học còn được rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết để làm việc trong lĩnh vực Kinh doanh thương mại như:

  • Nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, marketing;
  • Điều hành và quản lý các dự án thương mại;
  • Giải quyết các vấn đề thực tế của các doanh nghiệp thương mại, xử lý tình huống trong kinh doanh;
  • Có khả năng nghiên cứu độc lập về các vấn đề chuyên môn, hoạch định chiến lược và kế hoạch kinh doanh,…

Mức thu nhập của ngành Kinh doanh Thương mại

Khi làm việc tại các doanh nghiệp, đơn vị, tùy từng vị trí công việc sẽ có công thức tính lương riêng cho mỗi vị trí của cán bộ, nhân viên. Với mỗi vị trí sẽ có mức lương phụ thuộc theo bằng cấp và chức năng riêng, Ví dụ:

  • Trợ lý kinh doanh thương mại (dành cho sinh viên năm cuối hoặc mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc) có mức lương dao động từ 4-5 triệu/tháng;
  • Chuyên viên kinh doanh thương mại mức lương dao động từ 8-10 triệu/tháng, riêng những người có kinh nghiệm lâu năm mức lương có thể đạt trên 15 triệu/tháng;
  • Trưởng phòng Kinh doanh thương mại có mức lương dao động từ 15-20 triệu/tháng hoặc trên 20 triệu/tháng,…
Mức thu nhập của ngành Kinh doanh Thương mại của mỗi cá nhân là khác nhau
Mức thu nhập của ngành Kinh doanh Thương mại phụ thuộc theo bằng cấp hay vị trí làm việc của mỗi cá nhân

Do vậy, để có được vị trí việc làm tốt nhất cùng mức lương mong muốn, ngay từ lúc ngồi trên ghế giảng đường, bạn cần chuẩn bị kỹ về kiến thức và kỹ năng cần thiết cùng vốn ngoại ngữ phong phú. Đây sẽ là lợi thế quan trọng giúp bạn dễ dàng vượt qua những rào cản đầu tiên trên hành trình tìm việc và sớm có thu nhập tốt hơn trong tương lai.