Mô hình Fly-Wheel – Mô hình mới cho sự phát triển doanh nghiệp

Sự phát triển không ngừng của các yếu tố từ kinh tế đến khoa học công nghệ khiến các nhà hoạt động kinh doanh phải luôn tìm hướng đi mới cho doanh nghiệp để bắt kịp thời đại. Và trong marketing, mô hình Funel(chiếc phễu) đã không còn phù hợp, thay vào đó một mô hình đang phát huy rất tốt hiệu quả đối việc marketing đó là mô hình Fly-Wheel. Vậy mô hình Fly-Wheel là gì? Cách thức hoạt động như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

mo hinh banh da

Mô hình Funel đã không còn được ưa chuộng và thay vào đó là sự lên ngôi của mô hình Fly-Wheel

Mô hình Fly-Wheel là gì?

Mô hình Fly-Wheel hay còn gọi là mô hình bánh đà bởi được hoạt động dựa theo nguyên tắc của bánh đà trong đó Khách hàng đóng vai trò trọng tâm là “bánh đà” và các yếu tố còn lại như marketing, sale,…phải thực hiện nhiệm vụ chăm sóc tốt khách hàng nhằm tạo động lực cho “bánh đà” quay. Nếu được chăm sóc tốt sẽ tạo sự hài lòng, tin tưởng ở khách hàng thì sẽ được khách hàng giới thiệu thêm khách hàng mới và “bánh đà” sẽ quay nhanh hơn thể hiện cho sự tăng trưởng của khách hàng. Còn ngược lại, nếu khách hàng không hài lòng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, họ sẽ ngăn cản khách hàng khác đến với doanh nghiệp của bạn.

Cách thức hoạt động của mô hình Fly-Wheel

Nếu như trước đây, bộ phận chăm sóc khách hàng là bộ phận chịu trách nhiệm và tập trung làm hài lòng khách hàng. Nhưng khi doanh nghiệp quyết định áp dụng mô hình Fly-Wheel thì việc này trở thành việc chung của tất cả các bộ phận từ giám đốc doanh nghiệp cho đến bộ phận bán hàng, tiếp thị hay nhân viên phục vụ. Mỗi bộ phận đều tác động lực lên bánh đà, đó có thể là lực đẩy cho bánh đà quay nhanh hơn hoặc là lực ma sát cản trở bánh đà.

Mô hình Fly-Wheel có 3 giai đoạn chính:

Attract (Thu hút khách hàng): Dựa vào chuyên môn của mình để tạo ra nội dung hấp dẫn về sản phẩm, dịch vụ đồng thời tạo nên các cuộc hội thoại đem lại mối quan hệ ý nghĩa với đối tượng. Ở giai đoạn này, nếu bạn hấp dẫn được khách hàng và làm thỏa mãn được họ là coi như thành công. Và mạng internet là một trong những môi trường tốt cho việc tương tác với khách hàng hiện nay.

Engage (gắn kết khách hàng): Khi đã thu hút được khách hàng thì doanh nghiệp nên duy trì mối quan hệ tốt, thường xuyên tương tác để nắm bắt thêm các nhu cầu của khách hàng và giới thiệu các sản phẩm cũng như giữ nhắm đến mục đích của khách hàng. Hiện nay, có rất nhiều công cụ trực tuyến như chatbot, công cụ nhắn tin, email,…tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện việc này.  Tạo được sự tin cậy đối với khách hàng sẽ là một lợi thế to lớn cho doanh nghiệp.

Delight(Làm thỏa mãn khách hàng): doanh nghiệp nên xây dựng giải pháp để tạo cơ hội cho khách hàng chia sẻ về những nhu cầu, sở thích,…nhằm đưa đến những sản phẩm phù hợp, kịp thời đến với khách hàng, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.

Bài viết trên phần nào đã giải đáp được phần nào thắc mắc của các bạn về mô hình Fly-Wheel . Mọi người có thể tìm hiểu thêm và tham khảo áp dụng cho doanh nghiệp của mình để phù hợp với xu hướng góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.