Tư duy quản trị của doanh nhân quyết định đến thành bại của doanh nghiệp

Nhiều doanh nhân Việt Nam đang thay đổi tích cực trong cách tư duy quản trị để quản lý doanh nghiệp thành công hơn. Trong đó coi trọng sự cân bằng giữa: Khách hàng – Nhân viên – Doanh nghiệp là một trong những điều đáng chú ý.

Nhân viên là vốn quý của công ty

Nhân viên là “tài sản” của doanh nghiệp

Yếu tố con người trong doanh nghiệp cũng như trong quản trị nhân sự phải được đặt lên hàng đầu để tạo thành 1 tổ chức mạnh và bền vững. Do đó, tư duy “Nhân viên là vốn quý của công ty” được coi là “kim chỉ nam” để nhà quản trị đưa ra định hướng, chiến lược phù hợp với từng gia đoạn của doanh nghiệp. Nhân viên không phải chỉ là người được trả lương để làm việc theo đúng kế hoạch, đúng yêu cầu và quy tắc mà họ được coi là nguồn lực quý báu của mỗi doanh nghiệp. Vì thế, mỗi người lao động làm việc trong một tổ chức luôn cần được thấu hiểu, tôn trọng và tạo điều kiện để phát triển tối đa năng lực tiềm ẩn bên trong.

Luôn tìm cách tạo ra giá trị tích cực cho khách hàng

Tương tự như câu nói không bao giờ sai “Khách hàng là thượng đế” – các nhà quản trị kinh doanh phải “nằm lòng” tôn chỉ này để triển khai các hoạt động kinh doanh nhằm phục vụ tối đa lợi ích cho khách hàng. Sự hài lòng và hợp tác tích cực của khách hàng không chỉ đến từ sản phẩm tốt, dịch vụ tiện ích với chi phí phải chăng mà còn ở sự phù hợp về triết lý và phương thức sản xuất với doanh nghiệp.

Luôn có ý thức tạo ra giá trị tích cực cho khách hàng

Sự đồng hành và hỗ trợ qua lại thường xuyên giữa khách hàng và doanh nghiệp cùng với những chiến lược phù hợp cho sự phát triển lợi ích của cả 2 bên sẽ tạo dựng được sự hợp tác lâu dài và bền vững.

Luôn có ý thức học hỏi từ các chuyên gia

Dù nhà quản trị doanh nghiệp có sáng tạo và xuất sắc đến đâu nhưng không có sự hợp tác học hỏi, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm từ những chuyên gia hàng đầu trong ngành thì những ý tưởng mới lạ cũng sẽ dễ bị mai một.

Không phải ai cũng có thể giỏi 1 cách toàn năng mà không có sự hỗ trợ của các đồng nghiệp. Việc học hỏi từ các chuyên gia thông qua các buổi gặp gỡ để tìm thấy sự đồng cảm trong tư duy, quản trị con người hay nhận ra những sai lầm trong cách thức quản trị doanh nghiệp của chính mình là vô cùng hữu ích. Sức mạnh của sự kết nối sẽ giúp người quản trị làm việc hiệu quả hơn, có thể tạo thêm cơ hội để kết nối và gắn kết những người đồng chí hướng.