Kiến thức kỹ năng
Để quản lý nhân viên kinh doanh làm việc hiệu quả
Để quản lý nhân viên kinh doanh làm việc một cách hiệu quả nhất, nhà lãnh đạo phải chú ý đến nhiều yếu tố để cân bằng và phát huy được năng lực của mỗi người bên cạnh duy trì được kỷ luật và năng suất làm việc của doanh nghiệp.
Lắng nghe để thấu hiểu nhu cầu của mỗi nhân viên và cả đối tác
Hiểu được nhu cầu của nhân viên
Để hiểu được mỗi nhân viên dưới quyền quản lý của mình cần gì và muốn gì, hãy đến gần và lắng nghe họ. Một số câu hỏi như: “Điều quan trọng nhất đối với bạn là gì?”, “Bạn có muốn kỹ năng nói trước đám đông tốt hơn không?”, “Bạn có muốn thăng chức không?”, “Bạn có muốn nâng cao chuyên môn không?”..
Cách tiếp cận tế nhị sẽ làm cho nhân viên cảm nhận được sự quan tâm và thấu hiểu của lãnh đạo đồng thời đặt nhiều niềm tin vào cấp trên cho sự phát triển năng lực của bản thân.
Biết cách phát triển năng lực riêng của mỗi cá nhân
Trao quyền quyết định trong phạm vi cho phép
Hãy trao cho nhân viên của mình những quyền lựa chọn và quyết định trong giới hạn những vấn đề nào đó. Đây là cách giúp cho mỗi nhân viên khám phá ra những thế mạnh tiềm ẩn của họ, khiến họ cảm thấy chủ động và yêu thích môi trường làm việc hiện tại hơn là suốt ngày chỉ thực hiện các yêu cầu 1 chiều từ trên xuống.
Trong buổi gặp này, người quản lý sẽ giúp xác định đâu là công việc nhân viên cảm thấy tự tin để làm và đâu là công việc nhân viên cần được hỗ trợ thêm. Trong những buổi họp này, cả hai người tham dự đều cùng ký vào một cam kết sẽ đồng hành cùng người còn lại trong suốt quá trình học. Cả người hướng dẫn và người được hướng dẫn đều có cơ hội để phát triển kiến thức, góc nhìn và đặc biệt là mối quan hệ với người còn lại. Một mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là sợi dây then chốt trong cảm giác hài lòng của nhân viên nơi công sở.
Phát triển năng lực của mỗi nhân viên
Phát triển chuyên môn, cũng giống như những khía cạnh khác trong công sở, đều dựa trên một yếu tố trọng tâm, đó là những mối quan hệ đáng trân trọng. Khi chúng ta dành thời gian để trò chuyện cùng nhân viên, trao đến họ cơ hội học hỏi thì đó là những trải nghiệm có giá trị đối với nhân viên. Bạn cũng sẽ thấu hiểu hơn về cả năng lực lẫn nhu cầu của nhân viên công ty.
Nói cách khác, thông qua tạo dựng môi trường phát triển chuyên môn cho từng nhân viên, bạn sẽ có thể quản lý nhân viên hiệu quả hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo dựng được không gian làm việc tốt cho mọi người, tuyệt vời cho kinh doanh và biết đâu, công ty bạn có thể góp phần tạo ra sự thay đổi cho thế giới.