Kiến thức kỹ năng
Các chuyên ngành “hot” của ngành Quản trị Kinh doanh
Ngành Quản trị Kinh doanh là một trong những ngành kinh tế nổi bật, được đông đảo thí sinh theo đuổi. Tuy nhiên, Quản trị Kinh doanh bao gồm nhiều mảng và tùy chuyên ngành lựa chọn, bạn sẽ được đào tạo những kiến thức khác nhau. Vậy ngành Quản trị Kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Ngành Quản trị Kinh doanh bao gồm những chuyên ngành nào?
Nhiều bạn thí sinh hiện nay thắc mắc ” Ngành Quản trị Kinh doanh gồm những chuyên ngành nào? “ Dưới đây là các chuyên ngành “hot” thường gặp đó là:
-
Quản trị Kinh doanh Tổng hợp:
Cung cấp kiến thức tổng quát về quản trị doanh nghiệp như quản trị nhân lực, quản trị tài chính, chiến lược kinh doanh, kiến thức về thu thập thông tin, lập kế hoạch kinh doanh, các nghiệp vụ như marketing, đàm phán,…nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổng quát của doanh nghiệp.
-
Quản trị Kinh doanh Marketing:
Chuyên ngành này đào tạo các kiến thức về quảng bá sản phẩm, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và các kỹ năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, cung cấp sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu khách hàng,…
-
Quản trị Nhân lực:
Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được cung cấp kiến thức về quản lý con người trong tổ chức như cách tổ chức nguồn lao động, kế hoạch và chính sách tuyển dụng, thu hút nhân tài, đào tạo phát triển nguồn nhân lực, cách theo dõi, đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên,…
-
Quản trị Hành chính Văn phòng:
Cung cấp các kiến thức về Quản trị Văn phòng như thu thập, xử lý thông tin, tham mưu lãnh đạo cách giải quyết vấn đề; xây dựng hệ thống quy chuẩn cho hoạt động văn phòng; Soạn thảo văn bản, lưu trữ hồ sơ; Tổ chức sự kiện; Liên hệ với đối tác, khách hàng;…
-
Ngoại thương:
Sinh viên chuyên ngành Ngoại thương học về các nghiệp vụ xuất – nhập khẩu, nghiệp vụ về thương mại quốc tế như lập kế hoạch xuất – nhập khẩu, vận tải, bảo hiểm, thu thập, xử lý thông tin trong nước và quốc tế,…
-
Kinh doanh Thương mại:
Chuyên ngành này giúp sinh viên nắm rõ các kiến thức về kinh doanh sản phẩm, phát triển sản phẩm với các nghiệp vụ như nghiên cứu thị trường, marketing, hoạt động chiêu thị, lập kế hoạch kinh doanh,…
-
Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng:
Đây là chuyên ngành cung cấp kiến thức về hoạt động logistics và quản lý cung ứng như đóng gói, lưu kho, vận tải, bảo hiểm,…; Quản lý từng nơi đi, nơi đến của hàng hóa trong quá trình vận chuyển; triển khai, vận hành và quản lý hệ thống kinh doanh phức hợp trong lĩnh vực logistics,…
-
Quản trị Kinh doanh Bất động sản:
Chuyên ngành này sẽ cung cấp kiến thức về điều hành, triển khai hoạt động quản lý và kinh doanh bất động sản như đánh giá giá trị, tiềm năng của bất động sản, lập chiến lược đầu tư, quản lý và vận hành công trình bất động sản,…
-
Kinh doanh số:
Đây là ngành học giao thoa giữa Quản trị Kinh doanh, Công nghệ Thông tin và Xử lý dữ liệu lớn. Theo học ngành này, sinh viên được đào tạo kiến thức về sử dụng công cụ Công nghệ Thông tin, Internet, Phân tích Dữ liệu,… giúp tăng tốc độ thu thập, xử lý dữ liệu nhằm tạo ra giá trị mới cho khách hàng.
Ngành Quản trị Kinh doanh có dễ xin việc không?
Như bạn cũng đã thấy, xu hướng “làm chủ” trong kinh doanh càng ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đó là lý do của sự ra đời rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam thời gian qua.
Chính vì thế, thị trường lao động luôn khát nhân lực Quản trị Kinh doanh. Nhưng để nói xin việc dễ hay không thì còn phải xem lại năng lực của nhân sự.
Ngành Quản trị Kinh doanh thuộc top các ngành có số lượng tuyển dụng cao nhưng bạn vẫn sẽ thấy có người thất nghiệp. Bởi vì doanh nghiệp đòi hỏi ứng viên phải có năng lực, đảm bảo kiến thức chuyên môn đồng thời tốt về các kỹ năng cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển của thời đại. Do đó, nếu đã lựa chọn cho mình ngành Quản trị Kinh doanh thì nhớ trau dồi kiến thức thật tốt cho mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường bạn nhé!
Mỗi chuyên ngành Quản trị Kinh doanh đều có những ưu điểm riêng và thích hợp với những mảng công việc có thể khác nhau. Nhưng có thể nói, ngành Quản trị Kinh doanh là một trong những ngành có công việc linh hoạt, chỉ cần bạn cố gắng thích nghi và chịu khó học hỏi sẽ có cơ hội đạt đến thành công trong nghề nghiệp.
Pingback: Cuộc thi Khởi nghiệp “ASEAN Virtual Entrepreneurship Hackathon 2020” - Sân chơi bổ ích cho các bạn sinh viên | Ngành Quản trị Kinh doanh
Pingback: Có nên nhảy việc vào thời điểm cuối năm?