Kiến thức kỹ năng
Ngành Quản trị Kinh doanh có các chuyên ngành nào? Học gì ở các ngành?
Hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ giúp cho kinh tế trong nước có những bước phát triển vượt bậc. Con số các doanh nghiệp tăng lên và ngày càng nhiều doanh nghiệp uy tín, có đối tác là các công ty lớn ở nước ngoài. Điều này giúp cho các ứng viên ngành Quản trị Kinh doanh luôn được săn đón. Vậy, bạn có biết ngành Quản trị Kinh doanh có các chuyên ngành nào hiện nay chưa?
Lĩnh vực Quản trị Kinh doanh là một lĩnh vực rất rộng với nhiều chuyên ngành. Bạn có thể lựa chọn cho mình chuyên ngành đúng sở trường hoặc mình yêu thích.
Giới thiệu đến các bạn các chuyên ngành Quản trị Kinh doanh được đông đảo thí sinh “ưa chuộng” mỗi mùa tuyển sinh.
-
Quản trị Kinh doanh Tổng hợp
Là một trong những chuyên ngành đầu tiên của lĩnh vực Quản trị Kinh doanh, qua nhiều năm, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh tổng hợp vẫn được đông đảo thí sinh ưu tiên lựa chọn. Theo học chuyên ngành này, bạn sẽ được học các kiến thức về cơ bản về doanh nghiệp, chiến lược kinh doanh, chiến lược quản trị doanh nghiệp,…để từ đó có khả năng xây dựng chiến lược và quản trị doanh nghiệp một cách tốt nhất.
-
Quản trị Marketing
Nếu yêu thích công tác truyền thông, quảng bá doanh nghiệp, làm cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn chuyên ngành Quản trị Marketing để theo đuổi. Học chuyên ngành này, bạn sẽ được đào tạo các kiến thức về tìm kiếm khách hàng, chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ chăm sóc khách hàng,…nhằm tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp từ đó lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
-
Ngoại thương
Chuyên ngành Ngoại thương là một trong những chuyên ngành dành cho các bạn yêu thích làm việc trong các công ty có yếu tố nước ngoài. Học chuyên ngành này, sau khi ra trường, bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại quốc tế,… Và trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, cơ hội việc làm cho các bạn học chuyên ngành ngoại thương là vô cùng rộng mở.
-
Kinh doanh Thương mại
Ngành Kinh doanh Thương mại sẽ đào tạo cho sinh viên kiến thức về lập kế hoạch kinh doanh, tiếp thị, phân tích tài chính,… đảm bảo sau khi ra trường, sinh viên có thể tham gia tốt vào các mảng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tốt nghiệp chuyên ngành này, sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí công việc khác nhau như nhân viên kinh doanh, nhân viên tiếp thị, chăm sóc khách hàng,… tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
-
Quản trị Hành chính Văn phòng
Đây là một trong những ngành mới mở tại nhiều cơ sở giáo dục hiện nay và được nhiều thí sinh theo học. Hiện nay, công việc hành chính văn phòng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp rất được chú trọng và cần những ứng viên có đủ kiến thức chuyên môn phụ trách nhằm đảm bảo sự chuyên nghiệp. Chuyên ngành Quản trị Hành chính Văn phòng sẽ đào tạo sinh viên kiến thức về thu thập, xử lý thông tin; xây dựng hệ thống quy chuẩn cho hoạt động văn phòng, kỹ năng xử lý, lưu trữ hồ sơ, văn bản; kỹ năng làm việc với đối tác, khách hàng;…
-
Quản trị Nhân lực
Nhân lực chất lượng là một trong những yếu tố nòng cốt cho sự phát triển của doanh nghiệp. Và khi trình độ dân trí nâng cao, lượng nhân sự chất lượng cũng nhiều hơn, tuy nhiên, số này vẫn chưa bắt kịp tiến độ phát triển kinh tế, họ có rất nhiều sự lựa chọn. Chính vì thế, chiến lược tuyển dụng, chiêu mộ nhân tài cũng như giữ chân nhân tài trở nên vô cùng cần thiết. Đó là mục tiêu của chuyên ngành Quản trị Nhân lực. Ứng viên chuyên ngành Quản trị Nhân lực đang được các công ty săn đón và có cơ hội việc làm vô cùng rộng mở.
-
Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng
Các bạn có lẽ đã quá quen với các đơn vị vận chuyển như Giao hàng Tiết kiệm, Giao hàng nhanh, … và nhiều đơn vị vận chuyển khác trong thời đại mua sắm online lên ngôi như hiện nay. Họ sẽ phải làm việc một cách chuyên nghiệp từ khâu lấy hàng, lưu kho, quản lý hàng và giao hàng đến khách hàng một cách nhanh chóng và an toàn nhất. Đây cũng là một số kỹ năng được giảng dạy trong chuyên ngành Logistic và Quản lý chuỗi cung ứng.
Khi theo học chuyên ngành này, bên cạnh những kỹ năng trên, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh, các kiến thức chuyên sâu về vận hành cũng như các kiến thức khác về logistic. Việc kinh doanh online giúp khách hàng vượt qua khó khăn về khoảng cách địa lý, cũng chính là lý do ngành này đang rất phát triển và tạo ra cơ hội việc làm hấp dẫn.
Nếu bạn yêu thích các chuyên ngành “hot” của ngành Quản trị Kinh doanh, bạn có thể tham khảo thông tin cụ thể tại Khoa Quản trị Kinh doanh – Đại học Duy Tân
Mỗi chuyên ngành đều có những kiến thức thú vị riêng. Chỉ cần bạn yêu thích và trau dồi kiến thức một cách bài bản, bạn sẽ không phải lo về vấn đề cơ hội việc làm trong thời đại kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Pingback: Quản trị Kinh doanh gồm chuyên ngành nào? Có dễ xin việc?