Văn hóa kinh doanh là gì? Cách xây dựng văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh có lẽ là yếu tố ít ai để ý đến khi học tập tại giảng đường đại học. Nhưng khi bắt đầu làm việc tại doanh nghiệp, bạn sẽ dần thích nghi với môi trường doanh nghiệp hay còn gọi là văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần xuyên suốt trong quá trình tiến tới thành công của doanh nghiệp. Vậy, văn hóa kinh doanh là gì?

Văn hóa kinh doanh góp phần rất lớn vào thành công của doanh nghiệp

Văn hóa kinh doanh là gì?

Văn hóa kinh doanh là sự kết hợp một cách hợp lý các yếu tố thuộc về văn hóa như tư tưởng, đạo đức, lối sống, chuẩn mực, hành vi,…vào hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra hình thức kinh doanh hiệu quả, mang tính đặc trưng của doanh nghiệp.

Văn hóa kinh doanh nếu được xây dựng đúng đắn và phù hợp sẽ là kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Văn hóa kinh doanh thể hiện được quyền lợi doanh nghiệp gắn liền với quyền lợi nhân viên và giá trị đạo đức, văn hóa,… của dân tộc và hướng tới những điều tốt đẹp. Chính vì thế, mỗi nhân viên trong doanh nghiệp sẽ ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình, hết lòng đóng góp công sức cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển cho doanh nghiệp.

Cách xây dựng văn hóa kinh doanh trong doanh nghiệp

Để xem xét, đánh giá văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, ta có thể xem xét trên các phương diện:

  • Các yếu tố văn hóa lãnh đạo lựa chọn áp dụng cho doanh nghiệp: tri thức, kiến thức kinh doanh, các giá trị văn hóa truyền thống, các hoạt động tinh thần,…
  • Sản phẩm, giá trị tạo ra bởi hoạt động kinh doanh: nguyên tắc kinh doanh, phương thức kinh doanh, giá trị mang đến cho nhân viên, giá trị mang đến cho khách hàng, trách nhiệm đối với xã hội,…

Và các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh là triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân và văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh.

  • Triết lý kinh doanh: là những tư tưởng triết học được chủ thể kinh doanh đưa ra để chỉ đạo, định hướng cho tư duy và hành động cho đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp.
  • Đạo đức kinh doanh: là các chuẩn mực đạo đức được đưa vào hoạt động kinh doanh nhằm kiểm soát hành vi đồng thời điều chỉnh, đánh giá, hướng dẫn hành vi của chủ thể kinh doanh.
  • Văn hóa doanh nghiệp: là các giá trị, niềm tin được xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển doanh nghiệp. Đây được như đời sống tinh thần của doanh nghiệp , có khả năng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
  • Văn hóa doanh nhân: Hệ thống các giá trị, chuẩn mực, tư tưởng, hành vi của doanh nhân, người lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Văn hóa ứng xử: là những hành vi giao tiếp hằng ngày của con người thể hiện được trình độ học vấn, ý thức của mỗi người trong cuộc sống cũng như trong công việc.

Để xây dựng văn hóa kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp cần phải chú trọng tất cả các yếu tố cấu thành văn hóa kinh doanh nói trên. Mỗi doanh nghiệp nên định hướng xây dựng văn hóa kinh doanh ngay từ khi nhen nhóm ý định kinh doanh để có thể có nền tảng xây dựng và phát triển doanh nghiệp, tăng khả năng thành công.