6 chỉ số Digital Marketing quan trọng mà Marketer nên biết

Bạn có phải là người đang theo đuổi lĩnh vực Digital Marketing và bạn muốn tìm hiểu thêm những thông tin cơ bản cần có của lĩnh vực này là gì không? Nếu câu trả lời là có thì hãy cùng mình tìm hiểu 6 chỉ số Digital Marketing quan trọng mà Marketer nên biết theo dõi thường xuyên.

6 chỉ số Digital Marketing quan trọng mà Marketer nên biết
Hãy cùng mình tìm hiểu 6 chỉ số Digital Marketing quan trọng mà Marketer nên biết theo dõi thường xuyên.

Overall Website Traffic

Website giống như ngôi nhà của bạn, là bộ mặt của thương hiệu. Do đó, tất cả các nỗ lực của bạn nên tập trung vào việc thúc đẩy lưu lượng truy cập. Việc theo dõi và đo lường lưu lượng truy cập website thường xuyên sẽ giúp bạn hiểu được các insight như chiến dịch nào đem về nhiều traffic, lưu lượng truy cập theo giờ, đặc điểm, giới tính của user, nội dung nào được truy cập nhiều nhất.

Nếu tại bất kỳ thời điểm nào bạn thấy lưu lượng truy cập giảm liên tục trong khi vẫn đang triển khai các chiến dịch marketing, hãy xem xét khắc phục sự cố website của bạn. Có thể là do các link bị lỗi, thuật toán Google thay đổi hoặc các sự cố kỹ thuật khác hạn chế khách truy cập.

=> Xem thêm: Vì sao Gen Z thích học ngành Digital Marketing?

Traffic By Source

Traffic By Source đơn giản là số liệu cho biết khách truy cập vào trang web của bạn đến từ đâu. Bên cạnh đó, số liệu này được dùng để xác định nguồn nào là nguồn nào tốt nhất, nguồn nào cần chú ý hơn. Hoặc sử dụng để cân nhắc nên tập trung sáng tạo nội dung phù hợp với kênh và nhóm đối tượng nào.

Traffic By Source
Traffic By Source đơn giản là số liệu cho biết khách truy cập vào trang web của bạn đến từ đâu.

Dưới đây là 4 nguồn lưu lượng truy cập website chính được theo dõi bởi Google Analytics:

– Organic Search: Những người dùng này đã nhấp vào một liên kết trên kết quả của công cụ tìm kiếm đưa đến website

– Direct Visitors: Những người dùng này đã nhập URL trực tiếp vào thanh tìm kiếm hoặc đánh dấu và truy cập lại.

– Referrals: Những người dùng này đã đến trang web của bạn khi họ nhấp vào một liên kết từ một trang web khác.

– Social: Những người dùng này đã đến trang web sau khi tìm thấy social media profile hay content posts của bạn.

Sessions (Phiên truy cập)

Phiên truy cập cho biết số lượt truy cập trang web của bạn. Google tính số này theo mỗi 30 phút. Chúng ta có thể coi một Session như một phiên làm việc của khách hàng với website, bao gồm tất cả các hoạt động của người đó trên trang. Một khách truy cập trang có thể có nhiều session.

Session giúp bạn biết được tổng số lần người dùng tương tác với website. Nếu session tăng, giảm thì bạn có thể nhận biết được nguyên nhân của sự tăng giảm đột biến đó. Ngoài ra, việc so sánh session theo tuần, tháng sẽ giúp bạn có những điều chỉnh hợp lý trên website của mình.

Most Visited Pages (Các trang được truy cập nhiều nhất)

Để xác định thêm nội dung nào trên trang web của bạn có giá trị nhất, hãy xem số liệu này. Bạn có thể tìm thấy nó trong phần Hành vi của người dùng trên Google Analytics. Số liệu trang được truy cập nhiều nhất sẽ khám phá tất cả các loại thông tin về chính xác nơi khách truy cập của bạn đang đến và ở lại trong bao lâu.

Page Views (Lượt xem trang)

Đây là là một trong những chỉ số digital marketing quan trọng nhất về lưu lượng truy cập trang web. Pageview là đơn vị đo tiêu chuẩn thể hiện số lượng một người duy nhất truy cập vào một trang web. Nếu người đó liên tục tải cùng một trang web 30 lần, điều đó thể hiện trong Google Analytics rằng trang đó có 30 pageview.

Page Views (Lượt xem trang)
Page View là đơn vị đo tiêu chuẩn thể hiện số lượng một người duy nhất truy cập vào một trang web.

Số liệu này liên quan để biết có bao nhiêu trang được truy cập trên trang web của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này giúp bạn hiểu nếu toàn bộ trang web của bạn có giá trị hoặc nếu chỉ một số trang nhất định.

Social Engagement

Social Engagement phản ánh tổng số tương tác được thực hiện trên bất kỳ bài đăng truyền thông social nào. Ví dụ như: Click, Chia sẻ, Thích, Retweets, Bình luận.

Engagement là thước đo để đo lường tất cả thành công trên phương tiện truyền thông xã hội. Bạn có thể trả tiền để tiếp cận nhiều người khác, nhưng engagement chỉ có được khi người dùng chọn tương tác với nội dung của bạn. Vì điều này, bạn có thể dễ dàng xếp hạng các loại nội dung của mình dựa trên mức độ tương tác mà họ nhận được. Điều này giúp bạn sớm định hướng việc sáng tạo nội dung trong tương lai.

Nhìn chung, các chỉ số đo lường hiệu quả marketing luôn là những yếu tố quan trọng trong việc đóng góp giúp cho sản phẩm/thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi với khách hàng tiềm năng. Mong rằng bài viết mà mình chia sẻ trên đây là những thông tin hữu ích cho bạn tham khảo. Chúc bạn thành công với con đường riêng của mình!