3 lỗi thường gặp của nhà quản trị non nớt

Bất cứ ở vị trí công việc nào, trong đó có vị trí quản lý lúc đầu có thể gặp rất nhiều thử thách và khó khăn. Đối với những nhà quản trị trẻ non nớt ít kinh nghiệm và chưa được “cọ xát” nhiều trước khi tiếp nhận vị trí mới. Dưới đây là 3 lỗi quản trị thường gặp nhất mà những nhà quản lý mới vào nghề khó tránh khỏi và một số lời khuyên cho bạn tham khảo.

Không nên chú trọng quá mức đến việc xây dựng hình ảnh lãnh đạo hoàn hảo

Chú trọng quá mức xây dựng hình ảnh lãnh đạo hoàn hảo

Đôi lúc những nhà quản trị trẻ thường cố gắng nỗ lực hết sức để chỉnh chu toàn vẹn trong tất cả mọi phương diện. Sự trau chuốt cẩn trọng về ngôn từ, cách cư  xử, trang phục, giờ giấc, tuân thủ các quy định,… là rất nên làm nhưng đừng quá tuyệt đối mọi thứ. Ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, nếu nhà quản trị quá chỉnh chu thì họ cũng rất khó cảm thông với sự “bất toàn” của người khác. Hãy tuân thủ các quy tác và nguyên tắc trong công việc nhưng đừng tuyệt đối hóa và đặt nặng sự hoàn hảo lên nhân viên dưới quyền.

loi quan tri thuong gap

Hãy thận trọng khi muốn làm mới doanh nghiệp mà mình quản lý

 Luôn cố gắng thay đổi mọi thứ theo ý mình

Mong muốn thiết lập 1 “đế chế” theo đúng ý mình, hoạt động theo nhưng quy tắc và chuẩn mực của riêng mình không phải là điều gì sai trái nhưng khi kinh nghiệm bạn còn hạn chế thì hãy thận trọng. Đừng cố thay đổi mọi thứ theo ý mình khi kinh nghiệm của bạn còn non nớt, mọi thứ có thể rơi vào tình trạng rối loạn và chồng chéo nếu bạn nhất định “cách tân” mà không tìm hiểu rõ ngọn nguồn, gốc rễ của vấn đề. Hãy bình tĩnh, cẩn trọng xem xét từ mặt nhân sự, văn hóa, lối sống, địa phương,… của doanh nghiệp để đưa ra những quyết định mới hợp tình hợp lý.

Không biết cách bảo vệ nhân viên

Trong khi làm việc, những nhân viên dưới quyền bạn có thể sẽ phải chịu sức ép từ nhiều phía. Nhiều bộ phận liên quan trong công việc khác có thể không phối hợp tốt hoặc đổ lỗi cho nhân viên của bạn. Đây chính là lúc bạn phải lên tiếng đấu tranh cho nhân viên của mình và đảm bảo rằng họ được đối xử càng công bằng càng tốt. Những rắc rối khác trong công việc cũng sẽ được giải quyết êm đẹp nếu sếp biết thấu hiểu và lắng nghe nhân viên, bảo vệ những người dưới quyền mình.