Kiến thức kỹ năng
Tại sao hệ số đòn bẩy tài chính lại quan trọng?
Đòn bẩy tài chính là gì, có nên sử dụng đòn bẩy tài chính? Và chúng ta sử dụng bao nhiêu % thì hợp lý? Bài viết sau đây hi vọng sẽ cho các bạn câu trả lời nhé!
Đòn bẩy tài chính là các hoạt động liên quan đến việc sử dụng nợ để thu về lợi ích, lợi nhuận trên tài sản bổ sung cho các cá nhân hoặc các tổ chức sử dụng công cụ đòn bẩy tài chính. Chúng ta có thể hiểu đơn giản là việc vay mượn tiền, tài sản của cá nhân hoặc một tổ chức với một cá nhân hoặc một tổ chức khác nhằm mang lại lợi nhuận cho cá nhân hoặc tổ chức đi vay mượn. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính là việc kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong vận hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính lớn trong các doanh nghiệp có tỷ lệ nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu và ngược lại
Tại sao hệ số đòn bẩy tài chính lại quan trọng?
Nếu không có thông tin về sức mạnh tài chính của công ty thì làm sao một nhà đầu tư có thể đặt niềm tin tưởng vào công ty đó? Hệ số đòn bẩy không chỉ giúp cho các nhà đầu tư đặt niềm tin vào một công ty mà còn mang đến mức độ duy trì đòn bẩy, từ đó mang lại sự cân bằng cho công ty đó. Do vậy, hệ số đòn bẩy giúp tính toán duy trì sự cân bằng trong một công ty. Điều này được thực hiện bằng việc theo dõi hồ sơ nợ và tài sản. Điều quan trọng là phải theo dõi các tài sản đã mua và đối chiếu chúng với cấu trúc nợ. So sánh mức độ nợ và tài sản để xác định tỷ lệ cao hay thấp, và làm thế nào để duy trì chúng. Các nhà đầu tư hoặc cổ đông thích các công ty có hệ số đòn bẩy thấp. Họ muốn bảo vệ lãi suất của mình, vì vậy nếu như hệ số đòn bẩy của một công ty giảm đi, họ sẽ đối mặt với ít thất thoát hơn.
Đòn bẩy tài chính luôn là con dao hai lưỡi. Nếu chúng được sử dụng hiệu quả và đúng đắn thì sẽ mang lại lợi thế vô cùng lớn cho doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình sinh lợi cho doanh nghiệp mạnh mẽ. Tuy nhiên nếu tình hình kinh doanh trở lên xấu đi không như mong đợi nó có thể là “cơn ác mộng” với các chủ doanh nghiệp